Con chợ ven sông nghõ Bùi Xương Trạch cứ tầm 7 giờ tối là
đông nghịt người mua kẻ bán. Tôi mới chuyển về đây ở không lâu nhưng đủ để biết
con chợ này là một cái lò mổ thực sự. Mấy mụ bán rau, bán thịt béo trắng mời
chào đon đả thế thôi nhưng chẳng khác nào cầm dao khứa vào cổ những thượng đế của
mình. Đó là lý do với một tay nhân viên lương đủ dùng như tôi đi chợ có khi đắn
đo tới cả tiếng đồng hồ mà vẫn chả biết nên mua gì dành cho bữa tối.
Hum đang đứng mua thịt thì tôi gặp chị. Ánh đèn vàng chả đủ
sáng nhưng tôi vẫn nhìn rõ tấm áo sờn màu bạc phơ bạc phếch phận lam lũ. Chị
gánh trên vai đôi quang gánh còn vỏn vẹn 3 mớ rau muống ngọn quắt khô nhìn qua
đã biết già chua chát. Chiếc nón đội trên đầu như hứng hết mọi nắng mưa tả tơi
vành nhạt màu đi vì năm tháng. Khác với mấy mụ bán rau ngồi dìa đường chị gầy
còm, đôi má cao hóp sâu. Không đon đả, không ồn ào chị bước tới gần tôi rồi khe
khẽ cất lời đề nghị:
- - Chú mua dùm tôi mớ rau
Tự dưng tôi nhìn thấy hình ảnh mẹ mình trong đó, cũng dáng
người ấy, cũng cái giọng nhè nhẹ với đôi quang gánh bất giác làm tôi khựng lại.
Thấy tôi chỉ nhìn mà không nói gì chị tiếp:
- - tôi còn ba mớ này thôi những mớ ngon người ta chọn
hết rồi nhưng rau sạch lắm chú yên tâm lấy dùm tôi một mớ cho nhanh hết hàng
Dựng chân chống xe tôi đứng thẳng trước mặt chị rồi nhẹ cười.
Giờ mới để ý đôi mắt chị, nó đẹp thật, to, tròn và đen lánh như những viên bi
làm bằng hạt nhãn lồngngày xưa chúng tôi hay lấy chơi vật, mỗi tội nó buồn quá
- - Chị bán bao nhiêu một mớ ạ, chà rau xanh quá để
em lấy mớ về ăn với cà muối xem- tôi cất lời
Đặt đôi quang gánh xuống chị bắt đầu mỉm cười, người lam lũ
đến nụ cười cũng chẳng thấy tròn vành cứ thấp thoáng cái gượng gạo nơi khóe miệng
- - Tôi lấy 5 nghìn thôi chú, rau tôi tự cấy, mới
hái hồi chiều gánh ra đây, không dùng thuốc đâu chú đừng lo.
Tôi cười khà khà vừa nói vừa chỉ:
- - em mà sợ thì đã chẳng dừng xe xuống mua cho chị
mà chạy lại mấy con mụ đằng kia rồi
Chị lại cười bỏ rau vài túi ni lông xong móc thẳng lên xe
cho tôi đàng hoàng. Tôi hỏi chị
- - sao chị không ngồi một chỗ bán như mấy người kia
kìa đi thế này vừa mệt vừa mỏi chân mà bán cũng khó.
Vừa loay hoay với cái móc trên xe tôi chị cười thành tiếng
- - Làm gì có tiền thuê chỗ như thế chú, mấy trăm một
tháng như thế đó chú ạ, bọn tôi chỉ bán dạo tháng cùng lắm được từng nấy, tháng
nào may thì đỡ còn không bị công an bắt thì công cốc. Đi nhiều cũng quen, ban đầu
thì bỡ ngỡ chứ bây giờ chạy công an nhanh lắm.
Cứ như tôi vừa nghe một câu chuyện hài ra nước mắt vậy, chị
tiếp
- - Nghèo khó cái bụng đói thì chân phải bò thôi,
gánh rau chẳng được nhiều nhưng cũng cho được thằng cò ở nhà thêm đồng đi học.
Bố mẹ khổ rồi con mình phải cố cho nó thoát cảnh đấychus ạ. khổ nhiều thành
quen nhưng con mình đẻ ra không muốn nó quen kiểu đó
-
Tôi như lặng đi trong câu nói đó, mẹ tôi cũng nói y hệt vậy,
điều đó khiến tôi đồng cảm hơn với câu chuyện của chị. Rút 10 nghìn trong túi
ra đưa giả chị, tôi bảo chị không phải giả lại nữa. Chị một mực từ chối
- - Chú nhìn cũng biết người tỉnh khác lên đây làm
việc, đồng tiền mô hôi nước mắt làm ra không nên chi ra phí phạm, phải tiết kiệm
chú ạ.
Nói đoạn chị lần trong cái ví cũ rách một góc trái của mình
để tìm 5 nghìn giả lại tôi. Phải tới lúc tôi bảo chị cầm 5 nghìn đó em cho thằng
cò mua kẹo thì chị mới dừng lại. Hình như bậc làm cha,làm mẹ nghèo nào khi nhắc
tới con mình củng mủi lòng cả thì phải. Chị từ từ hạ hai cánh tay đang lục lọi
trong ví xuống rồi ngước mắt lên nói "cảm ơn"
Kể từ hum đó cứ cách ngày tôi lại ra quán thịt đứng chờ chị đi qua mua giúp chị
một mớ, dần dà quen hễ cứ thấy tôi là chị cười. Đợt tôi về đám tang cậu ra gặp
chị chị hỏi:
- - Mấy nay không thấy chú ra chợ, chú ốm hở?
Tôi mới kể chị nghe chuyện của cậu tôi, chị thở dài:
- - Tội thật, người nghèo đến cái chết cũng nghèo,
trời rõ chẳng có mắt…
Tôi cười nhẹ cảm ơn chị rồi tạm biệt phóng xe về.
Mấy hum không thấy chị gánh hàng đi qua, tôi thấy bất an. Tới
bữa rồi gạn hỏi bà bán thịt thì mới hay bả nghe bảo chị gánh hàng về muộn băng
qua đường bị người ta tông phải, đưa vào viện nhưng không kịp. Tôi như sững cả
người… Tôi thương cho thân phận chị, cho những lam lũ một đời, và cho cả thằng
nhỏ nhà chị nữa… Thấp thoáng đâu đó trong tâm trí tôi lại hiện ra hình bóng chị
thất thểu với vài mớ rau trên đôi quang gánh. Trong ánh đèn vàng của Hà Nội xa
hoa, bóng người phụ nữ gầy guộc trải dài trên con đường nhựa nứt nẻ vết xe đi lại
trông thật đẹp. Hình ảnh ấy cho tới khi viết lại những dòng này tôi vẫn thấy rõ
như một thước phim quay chậm vậy. Đẹp tới nhói cả tâm can... Và bất giác trong
tôi lại vang lên câu nói của chị: “Người nghèo đến cái chết cũng nghèo…” Qủa thật
trời không có mắt…
No comments:
Post a Comment